Relay Omron hay còn được gọi với cái tên khác là rơ le. Đây là 1 công tắc điện từ được vận hành nhờ 1 dòng điện tương đối nhỏ có thể bật/tắt 1 dòng điện lớn hơn nhiều.
Bản chất của relay Omron là một nam châm điện và hệ thống các tiếp điểm đóng/cắt được thiết kế dạng module dễ dàng lắp đặt.
Relay Omron gồm những dòng nào?
+ Rơ le trung gian
+ Rơ le bán dẫn
+ Relay 61F Series
+ Rơ le bảo vệ động cơ
+ Rơ le nguồn
+ Safety relay RM-X series
+ Rơle giám sát SR series
+ Phụ kiện rơ le

Cấu tạo chung của Relay Omron
Về cơ bản Relay Omron có cấu tạo gồm các bộ phận sau:
+ Cuộn dây kim loại đồng hoặc nhôm được quấn quanh lõi sắt từ
+ Bộ phận này có phần tĩnh và phần động.
+ Phần cứng sẽ được kết nối với 1 tiếp điểm động, cuộn dây có tác dụng hút thanh tiếp điểm để tạp thành trạng thái NO và NC.
+ Mạch tiếp điểm có nhiệm vụ đóng cắt các thiết bị tải với dòng điện nhỏ và được cách ly bởi cuộn hút.

Nguyên tắc chung khi vận hành Relay Omron
Để Relay Omron có thể hoạt động tốt thì chúng ta cần lưu ý các nguyên tắc vận hành cơ bản như sau:
- Từ trường được tạo ra khi nguồn điện được cung cấp cho cuộn dây
- Từ trường được chuyển thành cơ thông qua việc hút phần ứng
- Nhiệm vụ của phần ứng là đóng/mở một hoặc nhiều tiếp điểm
- Các tiếp điểm cho phép chuyển mạch điện sang tải như: Động cơ, quạt, thiết bị điện tử khác, bóng đèn,…
- Sau khi điện áp bị loại bỏ thì từ trường cũng sẽ biến mất, các tiếp điểm sẽ trở lại vị trí như ban đầu
- Các tiếp điểm có thể thường đóng hoặc thường hở
Ứng dụng của Relay Omron
Trong thực tế, relay Omron được ứng dụng chủ yếu trong lĩnh vực tự động hóa. Relay thường được sử dụng chung với các loại cảm biến báo mức như áp suất, mực nước, độ ẩm.....
Cụ thể, Relay thường được tích hợp trong các ngõ ra của màn hình hiển thị, thiết bị chuyển đổi tín hiệu...